Đang gửi...
Đang tải...

Ngành da giày phát triển thị trường nội địa: Chú trọng khâu thiết kế

  Ngày đăng: 14/05/2019

Đáp ứng một nửa nhu cầu

Theo số liệu từ Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso), mỗi năm, thị trường trong nước tiêu thụ khoảng 190 triệu đôi giày dép, nhưng sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu. Thị phần còn lại chủ yếu dành cho hàng Trung Quốc ở phân khúc bình dân, hàng Thái Lan ở phân khúc trung cấp và một phần nhỏ là hàng cao cấp của Nhật Bản, Hàn Quốc và các thương hiệu nổi tiếng thế giới

nganh da giay phat trien thi truong noi dia chu trong khau thiet ke

Theo ông Nguyễn Khắc Xuân - Giám đốc Công ty TNHH Giày Thanh Thủy (Phú Thọ), sản xuất hàng xuất khẩu dễ hơn nhiều so với sản phẩm tiêu thụ nội địa. Nguyên do, công ty chưa có thương hiệu, ít người biết đến để tạo được niềm tin với người tiêu dùng là rất khó. Thực hiện định hướng phát triển thị trường nội địa, Thanh Thủy đã đưa sản phẩm vào các đại lý, siêu thị, trung tâm thương mại lớn nhằm giới thiệu, đồng thời gián tiếp khẳng định chất lượng hàng hóa. Tuy nhiên, hiệu quả ban đầu đạt được rất thấp, thậm chí doanh nghiệp phải chịu lỗ.

Ông Nguyễn Trí Kiên - Giám đốc Công ty TNHH May Minh Tiến (Miti) - cũng đồng tình: Người tiêu dùng trong nước đã cởi mở hơn với sản phẩm giày dép nội. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết để được lựa chọn là sản phẩm phải có thương hiệu. Doanh nghiệp cũng cần thực hiện chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo và lâu dài. Cùng đó, chi phí đầu tư cho sản xuất lớn, chịu áp lực cạnh tranh với hàng giá rẻ từ Trung Quốc là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, phải thu hẹp hệ thống phân phối.

Thiết kế là khâu cốt lõi

Về giải pháp cho tình trạng trên, bà Phan Thị Thanh Xuân - Tổng Thư ký Lefaso - cho rằng: Hiện một số nhà sản xuất trong nước đã kết hợp với khách hàng xây dựng mẫu thiết kế cho những mùa sắp tới. Đây là bước khởi đầu, tiếp theo, doanh nghiệp tự xây dựng và làm chủ các bộ thiết kế. Từ đó, tạo thương hiệu sản phẩm riêng.

Thực tế, hiện nay mới chỉ có doanh nghiệp nhỏ làm được, còn các doanh nghiệp lớn vẫn cần đến các thương hiệu của quốc tế. Tuy nhiên, có một xu hướng mạnh mẽ trên thị trường thế giới là chúng ta không cần xây dựng thương hiệu ngay từ đầu mà có thể mua thương hiệu quốc tế. Với bề dày lịch sử phát triển, thương hiệu đó có thể giúp doanh nghiệp Việt Nam có tên trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Trước mắt, để giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường trong nước, hiệp hội xây dựng bộ tiêu chuẩn, tiêu chí rõ ràng và quy tụ các doanh nghiệp đạt tiêu chí thành chuỗi để đưa vào các trung tâm siêu thị, cửa hàng; xây dựng các chương trình truyền thông, giới thiệu sâu rộng tới người tiêu dùng về quy trình sản xuất cũng như tiêu chí các sản phẩm đó đạt được.

Bên cạnh yếu tố thương hiệu, ông Solustri Jordanp - Chuyên gia tới từ Italia khuyến cáo: Khâu nghiên cứu thị trường và marketing sản phẩm cũng là yếu tố cốt lõi. Thị trường nội địa với đặc trưng có nhiều đơn hàng nhỏ, xu hướng tiêu dùng thay đổi rất nhanh đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược phát triển phù hợp. Doanh nghiệp cần làm mới sản phẩm, không nhất thiết phát triển những bộ sưu tập quá cồng kềnh với nhiều sản phẩm thay đổi sẽ tốn kém và không tạo sự kích thích người tiêu dùng.

Bà Phan Thị Thanh Xuân - Tổng Thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam: Doanh nghiệp cần sự trợ giúp hơn nữa từ các cơ quan quản lý nhà nước, nhất là lực lượng quản lý thị trường trong việc dẹp nạn hàng giả, hàng nhái để bảo vệ uy tín, thương hiệu trên thị trường nội địa.

 

Nguồn: Báo Công Thương

Tin khác

Từ điển chuyên ngành da giày

Từ điển chuyên ngành da giày

Thư viện ảnh

Thư viện ảnh

Hỏi đáp

Hỏi đáp