Đang gửi...
Đang tải...

DỰ ÁN “QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH DA - GIẦY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025”

  Ngày đăng: 14/01/2011


                          

 

                 Dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam giai đoạn đến

                     năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”. Đã được Bộ Công Thương phê duyệt

                   và ban hành Theo Quyết định số 6209/QĐ-BCT ngày 25 tháng 11 năm 2010

 

 Chủ nhiệm dự án:           PGS.TS. Ngô Đại Quang

Cơ quan thực hiện:         Viện Nghiên cứu Da - Giầy

Cơ quan chủ trì:              Bộ Công Thương

Để ngành Da - Giầy Việt Nam phát triển phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, và là một ngành sản xuất công nghiệp quan trọng, tăng trưởng ổn định và bền vững, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế và đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường trong nước trong tương lai, cần tiếp tục xây dựng dự án Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da - giầy Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

Quy hoạch sẽ:

- Làm cơ sở cho việc định hướng phát triển ngành tại các địa phương cũng như cho việc lập kế hoạch đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào các vùng miền, địa phương của cả nước;.

- Giúp các cơ quan quản lý nhà nước ra các quyết sách và giải pháp vĩ mô phát triển ngành;

- Giúp các nhà đầu tư có thêm thông tin hữu ích để tiến hành việc đầu tư phát triển các sản phẩm thuộc ngành hàng được hiệu quả hơn.

Những căn cứ pháp lý để thực hiện dự án Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da - giầy Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025:

- Quyết định số 1124/QĐ-BCT ngày 05 tháng 3 năm 2009 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt nội dung chi tiết dự án Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da - giầy Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025;

- Hợp đồng kinh tế số 01/HĐ-QH giữa Bộ Công Thương và Viện nghiên cứu Da - Giầy ký ngày 17 tháng 3 năm 2009.

Mục tiêu của dự án Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da - giầy Việt Nam: Phát triển ngành da giầy thành một ngành công nghiệp quan trọng hướng ra xuất khẩu, đồng thời sản xuất hàng phục vụ thị trường nội địa; khuyến khích các doanh nghiệp chọn phương thức sản xuất phù hợp với nguồn lực sẵn có theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hoá, đầu tư thiết bị tiên tiến, ứng dụng công nghệ mới hiện đại tạo ra năng suất lao động và giá trị gia tăng cao. Từng bước xây dựng thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường về sản lượng và chất lượng.

Để đạt được mục tiêu, yêu cầu và nội dung của quy hoạch, nhóm nghiên cứu đã áp dụng đồng thời các phương pháp dưới đây:

- Phương pháp phân tích thống kê

- Phương pháp dự báo

- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp phân tích hệ thống

- Kế thừa các kết quả nghiên cứu từ trước tới nay đặc biệt các nguồn thông tin tư liệu, các báo cáo của các Bộ, ngành liên quan tới quy hoạch.

Đối tượng của quy hoạch là các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh thuộc ngành da - giầy trong phạm vi cả nước.

Các loại sản phẩm da - giầy mà dự án đề cập tới gồm có: giầy dép các loại, da thuộc các loại, túi cặp và đồ da các loại, các loại nguyên phụ liệu của ngành da - giầy.

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da - giầy Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2025, ngoài phần mở đầu, kết luận - kiến nghị, gồm những nội dung chính sau:

Phần I: đánh giá chung thực trạng phát triển của ngành trên các vùng và địa phương trong cả nước.

Phần II:  đánh giá các yếu tố tác động đến phát triển ngành, xác định vị trí, vai trò của ngành da - giầy trong nền kinh tế quốc dân, những nhân tố ảnh hưởng đến ngành da - giầy, tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm da - giầy trên thế giới.

Phần III: xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da - giầy Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2025, đề xuất các mục tiêu phát triển chung và mục tiêu cụ thể cho các giai đoạn phát triển, các phương án phân bố, phát triển ngành theo vùng và lãnh thổ, các chương trình và dự án đầu tư trong 5 năm từ 2010 đến năm 2015, nhu cầu vốn đầu tư theo các kỳ kế hoạch.

Phần IV: đánh giá môi trường chiến lược, đưa ra hiện trạng, dự báo và các phương hướng bảo vệ môi trường phù hợp với “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2025”.

Phần V: đề xuất các giải pháp, chính sách và tổ chức thực hiện quy hoạch, trình bày các giải pháp tổng thể và các giải pháp cụ thể về chính sách, tài chính, thuế, nguồn vốn, đất đai, bảo vệ môi trường, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường để thực hiện dự án quy hoạch.

Tin khác

Từ điển chuyên ngành da giày

Từ điển chuyên ngành da giày

Thư viện ảnh

Thư viện ảnh

Hỏi đáp

Hỏi đáp