Đang gửi...
Đang tải...

Công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng Quý IV và năm 2022

  Ngày đăng: 21/02/2023

BÁO CÁO

Công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,

chống tham nhũng Quý IV và năm 2022

Phàn thứ nhất

CÔNG TÁC THANH TRA 

     Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương tại Công văn số 7326/BCT-TTB ngày 18 tháng 11 năm 2022  về việc báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng quý IV và năm 2022, Viện Nghiên cứu Da - Giầy xin báo cáo như sau: 

     Viện Nghiên cứu Da - Giầy là đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện các nhiệm vụ: nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, chuyển giao công nghệ và sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực da giầy và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật. Viện có 04 phòng nghiệp vụ và 04 công chức, viên chức và người lao động.

I. Kết quả thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra.

1. Thanh tra hành chính

- Tổng số cuộc đang thực hiện: không 

2. Thanh tra chuyển ngành

- Tổng số cuộc đang thực hiện: không.

3. Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra 

- Tổng số cuộc đang thực hiện: không.

II. Đánh giá và nhận xét

III. Phương hướng nhiệm vụ của công tác thanh tra, kiểm tra trong kỳ tiếp theo

- Giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước tại đơn vị.

- Giám sát việc thực hiện các nội quy, quy chế của Viện.

- Giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Hội nghị công chức, viên chức và người lao động 

- Giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với công chức, viên chức và người lao động.

Phần thứ hai

CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN, GIẢI QUYÊT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

I. Kết quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo 

1. Công tác tiếp công dân: Không có phát sinh.

Cơ quan có phòng tiếp công dân theo lịch

2. Công tác xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

a, tiếp nhận: Tổng số đơn nhận được: không.

b, Phân loại đơn: 

c, Kết quả xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo nhận được:

3. Kết quả giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền 

a, Giải quyết đơn khiếu nại thuộc thảm quyền:

- Tổng số đơn: Không.

b, Giải quyết đơn phản ánh, kiến nghị, tố cáo thuộc thẩm quyền: Không.

II. Đánh giá và dự báo tình hình khiếu nại, tố cáo

1. Đánh giá

Công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước nói chung và tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được thực hiện thường xuyên.

Công tác dân vận tại cơ sở đã được quan tâm, Lãnh đạo Viện thường xuyên tiếp xúc trao đổi để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người lao động.

2. Đánh giá ưu điểm, tồn tại, hạn chế, khuyết điểm trong việc chỉ đạo, điều hành về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo:

III. Phương hướng, nhiệm vụ 

Tiếp tục tuyên truyền Luật Khiếu nại tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, có kế hoạch giải quyết kịp thời, thực hiện nghiêm túc việc tổ chức đối thoại với công dân trong quá trình giải quyết, đảm bảo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng quy định của pháp luật.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho viên chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại tố cáo.

Phần thứ ba

CÔNG TÁC PHÒNG. CHỐNG THAM NHŨNG

I. Kết quả công tác phòng. chống tham nhũng

1. Việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng

       Viện Nghiên cứu Da - Giầy đã triển khai công tác tuyên truyền phổ biến, quán triệt về phòng, chống tham nhũng gắn với cuộc vận động "Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", thực hiện nghị quyết của Đảng với nhiều hình thức: kết hợp trong các hội nghị tổng kết, chuyên môn, đoàn thể, học tập Nghị quyết cảu Đảng, giao ban có sự lồng ghép nội dung về phòng, chống tham nhũng; mỗi công chức, viên chức và người lao động tự xây dựng kế hoạch thực hiện thông qua Chi bộ, Đảng bộ và các Đoàn thể nhằm phát huy tính chủ động trong phòng, chống tham nhũng, những nội dung cơ bản liên quan đến hoạt động của Viện. 

       Tổ chức công khai minh bạch các hoạt động như: Công khai tại các cuộc họp, hội nghị, công khai bằng cung cấp thông tin trực tiếp, trong đó tập trung vào các lĩnh vực như đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, đào tạo và bố trí cán bộ.

2. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

a, Việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ qua, tổ chức, đơn vị:

b, Việc xây dựng, ban hành và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn.

c, Việc cán bộ, công chức, viên chức nộp lại quà tặng:

d, Việc xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức

đ, Việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức nhằm phòng ngừa tham nhũng luôn được Đảng ủy và Lãnh đạo Viện quan tâm

e, Việc thực hiện các quy định về minh bạch tàn sản và thu nhập.

f. Việc xem xét, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình quản lý phụ trách

g, Việc thực hiện cải cách hành chính việc tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan, tổ chức đơn vị.

h, Việc đổi mới phương thức thanh toán, trả lương qua tài khoản: đã áp dụng phương thức thanh toán trên.

3. Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng

a, Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng qua hoạt động tự kiểm tra nội bộ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị: không có

b, Kết quả công tác thanh tra và việc phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng qua hoạt động thanh tra: không có.

c, Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và việc phát hiện, xử ký tham nhũng qua giải quyết khiếu nại, tố cáo: không có

4. Kết quả thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng

a, Việc triển khai các cuộc thanh tra: không

b, Kết quả thanh tra, kiểm tra: không

5. Phát huy vai trò của xã hội, hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng

a, Các nội dung đã thực hiện nhằm nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể trong phòng, chống tham nhũng.

        Các tổ chức đoàn thể trong Viện đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng, noi gương sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của Hồ Chủ tịch đối với thanh niên, đoàn viên, hội viên. Đẩy mạnh việc tuyên truyển sâu rộng về Luật Phòng chống tham nhũng, tạo dư luận mạnh mẽ trong Viện, kiên quyết lên án mọi hành vi tham nhũng và tích cực tham gia phòng chống tham nhũng, lãng phí. Các tổ chức đoàn thể chủ động và tự mình nghiêm chỉnh thực hiện chính sách, pháp luật và những quy định của Luật Phòng chống tham nhũng; xây dựng đầy đủ các quy chế, quy định đảm bảo tính công khai, minh bạch.

        Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác giám sát phòng, chống tham nhũng của các tổ chức đoàn thể còn chưa mạnh, kết quả trong công tác giám sát chưa cao. chưa đầy đủ.

b, Những kết quả, đóng góp của các tổ chức đoàn thể trong phòng. chống tham nhũng

        Trong quá trình thực hiện tuyên truyền, các tổ chức đoàn thể đã kết hợp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của viên chức và người lao động trong Viện, động viên người lao động tham gia tích cực vào việc phát hiện, tố giác hành vi tham nhũng.

6. Thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 và Kế hoạch thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

- Tiếp tục thực hiện công ước Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng đối với công tác đấu thầu và đầu tư công

- Tiếp tục triển khai Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; Kế hoạch của Chính phủ thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng; Quy chế phối hợp thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng

II. Đánh giá chung tình hình tham nhũng, công tác phòng chống tham nhũng

a, Đánh giá chung công tác phòng, chống tham nhũng

b, Những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng.

+ Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật Phòng, chống tham nhũng ở đơn vị còn hạn chế. Chuyển biến về nhận thức, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, đảng viên đối với công tác phòng, chống tham nhũng chưa cao.

+ Tính chiến đấu của một bộ phận cán bộ, đảng viên còn thấp, chưa có vụ việc tham nhũng nào được phát hiện

+ Việc triển khai thực hiện công tác phòng chống tham nhũng còn mang tính hình thức, chưa hiệu quả.

III. Phương hướng, nhiệm vụ của công tác phòng, chống tham nhũng

- Tiếp tục tuyên truyền Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật phòng, chống tham nhũng, với nội dung cụ thể như tiếp tục mở rộng và tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị; hoàn thiện các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập theo hướng thực chất hơn giúp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng; trách nhiệm giải trình của cơ quan về quyết định, hành vi của mình khi có yêu cầu từ phía các đối tượng bị tác động trực tiếp; trách nhiệm của người đứng đầu trong việc áp dụng các biện pháp đối với công chức, viên chức và ngưới lao động khi có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng để xác minh, làm rõ.

- Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản, quy chế theo hướng rõ người, rõ việc, gắn với trách nhiệm nhằm khắc phục những sai sót trong quá trình triển khai thực hiện.

- Tăng cường chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng, kiểm soát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư, thư khiếu nại, tố cáo của công dân.

Trên đây là báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng năm 2022 của Viện Nghiên cứu Da - Giầy.

Xem chi tiết tại: Báo cáo Công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham những Quý IV và năm 2022

 

Tin khác

Từ điển chuyên ngành da giày

Từ điển chuyên ngành da giày

Thư viện ảnh

Thư viện ảnh

Hỏi đáp

Hỏi đáp