Đang gửi...
Đang tải...

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Da - Giầy tham dự Lễ Giỗ Tổ Ngành Giầy Da Việt Nam

  Ngày đăng: 11/04/2019

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Da - Giầy tham dự Lễ Giỗ Tổ Ngành Giầy Da Việt Nam

 

Sáng 31-3, tại nhà quảng bá da giầy Việt Nam, thôn Phong Lâm, xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, Hội Da giầy tỉnh Hải Dương đã long trọng tổ chức dâng hương tưởng nhớ công ơn của ông tổ nghề.

Tham dự buổi lễ có đông đảo cán bộ, viên chức, các nghệ nhân… đang hoạt động trong lĩnh vực Da - Giầy ở khu vực phía Bắc. Viện trưởng Viện Nghiên cứu Da - Giầy, đồng chí Nguyễn Hải Trung cũng tham dự buổi lễ.

Các vị tổ nghề được tôn thờ là: Tiến sĩ Nguyễn Thời Trung và ba người bạn cùng quê là các ông Phạm Thuần Chánh, Phạm Đức Chính, Nguyễn Sĩ Bân. Bốn ông đều sống dưới triều Lê - Mạc (thế kỷ XV). Nguyễn Thời Trung - người làng Phong Lâm (còn gọi là làng Trắm), tổng Phạm Xá, huyện Tứ Kỳ, phủ Hạ Hồng thời Lê.đỗ tiến sĩ khoa thi Ất Sửu, niên hiệu Thuần phúc nguyên niên, làm quan cho triều Mạc đến chức Thừa chánh sứ.

 

Trong thời gian Nguyễn Thời Trung làm Chánh sứ sang Trung Quốc, các ông đã dừng lại ở Hàng Châu, nghiên cứu sự tài khéo, tinh xảo trong nghề đóng giày ở đây. Trải qua bao gian nan vất vả, các ông đã học thuộc nghề, nắm vững các bí quyết về thuộc da, đóng giày để rồi truyền lại cho cháu con sau này và kể từ ngày đó, Việt Nam đã sản sinh ra các làng nghề, phố nghề đóng giày da thủ công. Sau này triều đình lại sắc phong cho Nguyễn Thời Trung làm Thành hoàng làng kiêm tổ nghề da giầy. Ba ông còn lại, mỗi ông làm Tổ nghề của một trong ba làng Phong Lâm, Trúc Lâm, Văn Lâm.

Tin khác

Từ điển chuyên ngành da giày

Từ điển chuyên ngành da giày

Thư viện ảnh

Thư viện ảnh

Hỏi đáp

Hỏi đáp