Đang gửi...
Đang tải...

Thiết kế giầy 3D – Công nghệ in 3D – Quy trình số hóa: Tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất sản phẩm

  Ngày đăng: 31/10/2015

        Sáng ngày 30/10 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Da - Giầy phối hợp với Công ty Delcam Việt Nam tổ chức buổi Hội thảo chuyên đề “Thiết kế giầy 3D – Công nghệ in 3D – Quy trình số hóa”. Hội thảo đã tập trung giới thiệu đến tất cả các doanh nghiệp, nhà thiết kế, sản xuất giầy dép về công nghệ 3D trong thiết kế mẫu, tạo mẫu nhanh 3D; công nghệ in 3D; qui trình số hóa trong thiết kế và sản xuất giầy, dép.

        Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Hải Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Da - Giầy nhấn mạnh, trong giai đoạn hiện nay với sự phát của thời trang cũng như những thành tựu khoa học kỹ thuật đòi hỏi thiết kế sáng tạo không ngừng đổi mới. Chính vì vậy việc nâng cao năng lực thiết kế cho ngành da giầy nói chung cũng như cán bộ thiết kế của Viện Nghiên cứu Da - Giầy nói riêng là một hoạt động cần thiết phục vụ nhằm đáp ứng thị hiếu nội địa cũng như xuất khẩu. 

        Giới thiệu về công nghệ in 3D trong ngành giầy dép, ông Phan Bảo Đan, đại diện Công ty Creatz 3D cho biết, ứng dụng chính của dùng để in đế giầy như sử dụng trong tạo mẫu, thử mẫu và làm khuôn silicon; in tạo khuôn PU hay còn gọi là công cụ tạo đế giày; in tạo khuôn để sản xuất giày. Sử dụng công nghệ in 3D sẽ giảm được 13h so với in truyền thống.Giới thiệu về quy trình thiết kế giầy 3D ShoeMaker Pro, bà Tina Phùng, đại diện cho Công ty Delcam Việt Nam chia sẻ, phần mềm LastMaker rất dễ học, dễ sử dụng, giúp giảm thời gian và chi phí so với phương pháp thủ công, rút ngắn quy trình sản xuất phom, dữ liệu phom 3D có thể được số hóa, scan, hoặc nhập file từ các phẩn mềm thiết kế 3D khác. Sử dụng ShoeMaker Pro để thiết kế bề mặt giày với các chức năng chính như vẽ các đường thiết kế trên bề mặt phom; áp dụng màu sắc, vật liệu, hiệu ứng, độ dày chi tiết và độ phồng của chi tiết tăng cường; kết hợp giữa phom giày, mũi giày, đế giày; trải rập 3D-2D; có thể tương tác với LastMaker, Engineer, Shoecost và Pattern cut; tất cả chứa trong 1 file shoe duy nhất. Sử dụng ShoeMaker Pro để thiết kế sẽ tạo ra những mẫu giày ảo 3D gần như thực mà không phải tốn chi phí làm mẫu; có thể dùng Delcam Crispin SoleEngineer Pro để kết hợp với phần mũ giày; phòng ngừa lỗi trong sản xuất; có thể tạo nhiều thiết kế phức tạp; tạo các phụ kiện và lưu vào thư viện phụ kiện.

        Cùng với đó, bà Tina Phùng cũng giới thiệu tới các đại biểu tham dự về phần mềm SoleEngineer dùng để thiết kế đề giày và phần mềm Shoecost dùng để tính định mức nguyên vật liệu và giá thành cho một sản phẩm khi thiết kế, cái mà không phải nhà sản xuất nào cũng có thể tính toán chính xác được.

        Hội thảo ngày hôm nay đã giúp các doanh nghiệp có cái nhìn mới, lựa chọn hướng đi tốt nhất, mạnh nhất cho doanh nghiệp, giúp nâng cao chất lượng hàng hóa, năng suất sản phẩm góp phần không nhỏ vào sự cạnh tranh của doanh nghiệp trên trường quốc tế.Cũng tại Hội thảo, ông Giorgio Gadina, Chuyên gia thiết kế Italia - người đã có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế đánh giá cao chức năng của phần mềm ShoeMaker. Ông cho biết, sử dụng phần mềm này trong thiết kế có thể giúp nhà sản xuất tiết giảm được thời gian, chi phí, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Cùng với đó, sử dụng công nghệ Creatz 3D cũng sẽ giúp được nhà sản xuất tiết kiệm được thời gian, chi phí và có thể phát huy hết tính sáng tạo của người thiết kế, đem đến cho thị trường một sản phẩm tốt hơn. Tuy nhiên, nhà sản xuất cần chú trọng đến vấn đề nghiên cứu thị trường, xem thị hiếu của người tiêu dùng trước khi tiến hành sản xuất đại trà.

        Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Phú Cường, Vụ trưởng Vụ Khoa học và công nghệ, Bộ Công Thương cho biết: trong thời gian qua, ngành công nghiệp da giầy là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Thành quả đó thể hiện sự nỗ lực không ngừng của các đơn vị trong ngành, đặc biệt là Viện Nghiên cứu Da-Giầy. Cùng với việc phát triển của các loại vật liệu để sản xuất giày, quy trình nâng cao chất lượng, công nghệ xử lý để đảm bảo môi trường, ứng dụng công nghệ thông tin trong công đoạn quan trọng nhất là thiết kế tạo ra chuyển biến mang tính đột phá đối với ngành công nghiệp da giầy. Việc ứng dụng công nghệ 3D nói riêng hay ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa nói chung giúp tiết kiệm thời gian trong quá trình thiết kế, đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng tạo ra những mẫu sản phẩm liên tục đổi mới. Công nghệ 3D là công cụ thiết yếu giúp các nhà sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra những sản phẩm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

 

Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương

 

 

 

Tin khác

Từ điển chuyên ngành da giày

Từ điển chuyên ngành da giày

Thư viện ảnh

Thư viện ảnh

Hỏi đáp

Hỏi đáp