Mục đích của Hội nghị là thảo luận các cơ hội phát triển, nâng cấp công nghệ cho ngành da giày Việt Nam trong bối cảnh thương mại mới. Chia sẻ của các chính phủ, các hiệp hội ngành nghề, các công ty da giày quốc tế, các công ty sản xuất giày và các nhãn hàng bán lẻ ngành giày về các vấn đề có liên quan. Đặc biệt, hội thảo dành thời gian để phân tích sâu về chuỗi cung ứng da giày, quản lý lao động ở Việt Nam và công nghệ sản xuất tiên tiến để từ đó nhận diện rõ hơn về thực trạng phát triển công nghiệp da giày Việt Nam, tìm kiếm các cơ hội kinh doanh.
Doanh nghiệp da giày Việt Nam cần tăng tốc thâm nhập thị trường và phát triển công nghệ số hoá
Theo các chuyên gia, hai hiệp định EVFTA và CPTPP có thể đem lại những cơ hội lớn cho ngành da giày Việt Nam phát triển, các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, tiếp cận công nghệ mới dễ dàng hơn, tăng năng suất và duy trì thị phần ở Mỹ, EU và Nhật. Tuy nhiên, dưới tác động của bảo hộ thương mại, chi phí lao động tăng, các nước mới nổi và công nghiệp 4.0, ngành công nghiệp da giày Việt Nam cũng báo hiệu nhiều thách thức song song với cơ hội phát triển. Trong đó, chiến lược chi phí thấp không còn bền vững đối với ngành công nghiệp Da giày Việt Nam.
Làm thế nào để thúc đẩy đầu tư vào công nghệ mới thông qua các chính sách ưu đãi quốc gia, thúc đẩy nâng cấp công nghệ và nâng cao năng lực phát triển bền vững trở thành những vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển ngành công nghiệp da giày Việt Nam. Ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da-Giày-Túi xách Việt Nam cho rằng từng doanh nghiệp phải có một sự nỗ lực tìm hiểu thị trường, tìm hiểu chính sách, tự nâng cao năng lực, trình độ quản trị doanh nghiệp. Để khắc phục những điểm yếu thì 70% phải từ doanh nghiệp. Khoảng 20% là từ chính sách và khoảng 10% là từ tác động của các tổ chức đại diện, ví dụ như từ các hiệp hội.
Trong khuôn khổ của hội nghị, các đại biểu đã cùng thảo luận về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và tác động đến ngành công nghiệp da giày Việt Nam. Thực hành sản xuất tiên tiến tốt nhất trong nhà máy da giày Việt Nam. Tăng tốc thâm nhập thị trường và rút ngắn lịch sản xuất thông qua thiết kế và phát triển công nghệ số hóa. Mô hình nhà máy giày hiện đại trong kỷ nguyên 4.0./.
Tin khác